Khô khớp gối là tình trạng khá phổ biến không những ở những người lớn tuổi mà còn xuất hiện ở giới trẻ, đặc biệt là những người ít vận động. Đây là tình trạng khớp gối thiếu chất nhờn dẫn đến các khớp cọ sát vào nhau gây ra đau nhức làm ảnh hưởng đến các hoạt động, cũng như chất lượng cuộc sống và công việc.
Vậy, khô khớp gối là gì và có những biện pháp ngăn ngừa nào không? Hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé!
Bệnh khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối là hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn hoặc lượng dịch khớp tiết ra quá ít nên khi vận động thường phát ra tiếng động lạo xạo. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp gối, nếu không điều trị sớm có thể khiến khớp gối bị biến dạng.

Khô khớp gối gây ra tình trạng hai đầu xương cọ sát vào nhau gây đau nhức
Các triệu chứng của bệnh khô khớp gối thường gặp
Một số triệu chứng cho thấy bạn đang có khả năng bị khô, thiếu dịch tại khớp gối là:
- Khớp gối kêu lục cục hoặc lộp cộp khi có vận động, dù là những vận động đơn giản như co, duỗi.
- Cơn đau đầu gối tăng dần khi khớp gối bắt đầu hoạt động và biến mất sau khi nghỉ ngơi. Theo thời gian, các cơn đau này sẽ tăng dần theo mức độ, kèm tình trạng sưng nóng ở đầu gối.
Các nguyên nhân gây khô khớp gối là gì?
Theo các nhà chuyên môn nghiên cứu thấy có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khô khớp gối, đó là: giảm tiết dịch khớp, tổn thương sụn khớp và tổn thương xương dưới sụn. Trong đó tổn thương sụn khớp là lý do phổ biến.
Do tuổi tác khiến cơ thể lão hoá dẫn đến các sụn khớp cũng bị bào mòn mỏng dần và nứt nẻ làm bề mặt lớp xương bên dưới xuất hiện các gai xương. Các gai xương này ma sát với nhau gây đau và tạo ra tiếng kêu mỗi khi vận động. Do đó, người cao tuổi có nguy cơ khô dịch khớp gối rất cao.
Một số hoạt động dẫn đến khô khớp gối ở giới trẻ:
- Ít vận động: Khi hoạt động sẽ làm giảm 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối. Ngược lại, nếu ít vận động làm cơ yếu dần và lỏng lẻo khiến hệ thống khớp gối (gồm có gân, dây chằng, sụn) dễ xảy ra tình trạng trật khớp và tổn thương.
- Thừa cân, béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể tăng 1kg đồng nghĩa với việc khớp gối phải chịu tải thêm gấp 3 lần số kg tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp.
- Sai tư thế: Hay ngồi chéo chân, ngồi xổm, khuân vác nặng, đi lại quá nhiều… khiến khớp gối mau hư tổn.
- Mang giày cao gót: Đi giày cao gót nhiều khiến sụn khớp chịu nhiều áp lực, làm tăng nguy cơ khô khớp và thoái hóa khớp.

Ít vận động làm cơ bị teo
Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?
Bệnh khô khớp gối khiến ảnh hưởng tới sinh hoạt, đi lại khó khăn, thường hay đau nhức xương. Nếu không điều trị sớm, khô khớp gối có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Liệt khớp gối: Sau 1 thời gian, khớp gối bị khô mà không được điều trị sẽ khiến đầu gối dần trở nên cứng và khó hoạt động, cuối cùng dẫn tới bị liệt đến suốt đời, rất khó chữa trị. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh khô khớp gối.
- Teo cơ, biến dạng khớp: Hai chân có hiện tượng bị cong vẹo, đi đứng khập khiễng do đau, dễ bị ngã.
- Thậm chí, khô khớp gối còn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh toạ làm nhức mỏi toàn thân dai dẳng.

Khớp gối bị thoái hoá nếu không sớm điều trị
Cách điều trị khô khớp gối hiệu quả
- Khi có một trong các dấu hiệu trên, bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và có phương pháp điều trị. Bạn có thể chẩn đoán bằng cách kiểm tra thể chất, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
- Một số trường hợp người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp tập các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng đầu gối và khả năng di chuyển cơ bản. Nếu có chỉ định cần phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chườm lạnh vào khớp gối để giảm sưng, nếu sưng ít nên chườm nóng.
- Để hiệu quả trong việc điều trị chứng khô khớp gối, người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất cho khớp gối bằng các loại thuốc bổ cho xương khớp thường thấy như thuốc bổ khớp Glucosamine của Nhật chứa các thành phần giúp tăng cường sản sinh chất nhờn, ngăn ngừa và điều trị các hiện tượng khô cứng khớp, giảm thiểu các cơn đau nhức khi hoạt động.

Thuốc bổ xương khớp Glucosamine giúp khớp gối bổ sung thêm nhiều chất nhờn
Tóm lại, người bị bệnh khô khớp gối cần phải bảo vệ thật kĩ xương khớp của mình, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, người bệnh nên chọn lọc thực phẩm ăn hằng ngày tốt cho xương khớp kết hợp với các loại thuốc bổ chuyên dụng nhằm cung cấp nhiều chất nhờn cho khớp gối, tránh tình trạng khớp bị thoái hoá hoặc biến chứng.
Trên là chủ đề về khô khớp gối là gì, thông qua đó hi vọng bài viết cung cấp nhiều giá trị bổ ích cho bạn đọc. Chúc bạn sớm điều trị thành công và có một sức khỏe mỹ mãn nhất!
Tham khảo thêm tại: nhathuocviet.vn
Xem thêm:
Gai đôi cột sống là bệnh gì? Phương pháp sinh hoạt và điều trị hiệu quả