Sốt rét gây nguy hiểm đến tính mạng con người do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Khi bị muỗi Anopheles đốt, ký sinh trùng sẽ truyền vào trong mạch máu gây ra bệnh. Đối với người khi mắc bệnh sốt rét, bạn có thể mắc các cơn sốt tái diễn và sốt theo chu kỳ kéo dài từ 2 đến 3 ngày một lần.

1. Khu vực sinh sống của muỗi Anopheles gây bệnh sốt rét?

Muỗi Anopheles thường sinh sản tại vùng nước ngọt. Đặc điểm của loại muỗi này có bụng nhỏ, trên cánh muỗi có vẩy đen trắng. Muỗi Anopheles thường hoạt động vào buổi tối sau khi mặt trời lặn và đây là loại muỗi gây ra bệnh sốt rét ở con người.

Giải đáp câu hỏi vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi do bệnh này bị lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anopheles. Trong khi đó, ấu trùng của muỗi Anopheles hay bọ gậy thường phát triển ở khu vực nước đọng, nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, cỏ cây và rêu tạo điều kiện thích hợp để loại muỗi này phát triển.

Một trong những loại muỗi thuộc chi muỗi Anopheles thì loại Anopheles virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Trong khi đó, đặc điểm của loại muỗi này lại chủ yếu sống ở khu vực vùng núi, chúng đốt các loại linh trưởng và con người.

Muỗi anopheles gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi anopheles gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì

– Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi Anophen (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sang mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp.

– Trong số các loài muỗi thuộc chi muỗi Anophen thì loài Anophen virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Loài muỗi này cũng sống chủ yếu ở rừng núi, đốt các loài linh trưởng và cả con người.

– Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao, tập quán ngủ màn còn hạn chế, điều kiện sống còn khó khăn , vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở các vùng ven biển vì

Ở Việt Nam, bệnh sốt rét xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhất là vào mùa mưa, bệnh lưu hành chủ yếu ở vùng ven biển nước lợ, vùng rừng, đồi, núi. Theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, tình hình sốt rét của Việt Nam chỉ còn tập trung vào các khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các tỉnh phía Bắc có số mắc thấp hơn, chủ yếu là các ca ngoại lai từ nhóm dân di biến động và làm ăn tại các tỉnh có sốt rét lưu hành như miền Trung-Tây Nguyên và Bình Phước, một số khác do lao động nước ngoài trở về như Lào, Campuchia, Angola, Tanzania, Sudan, Nigeria.

Sốt rét là một trong các bệnh do muỗi truyền, bệnh xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa mưa và thường gặp ở các vùng đồi núi và vùng ven biển nước lợ. Tuy nhiên, không phải loại muỗi nào cũng có thể truyền bệnh sốt rét, mà chỉ có muỗi Anophel mới có kí sinh trùng Plasmodium gây nên bệnh sốt rét và có khả năng lây bệnh từ người này sang người khác qua các vết đốt.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Các cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Theo BS. Trương Hữu Khanh, muỗi có thể bay trong bán kính 300 mét nên phải diệt muỗi, loăng quăng tại tất cả các khu vực xung quanh nhà, đặc biệt là các khu vực ít để ý như: hòn non bộ, bình hoa, chén nước chống kiến, các vỏ xe và vật dụng chứa nước. Tuyệt đối không được chủ quan, chờ có người bệnh rồi mới diệt.

– Nếu không diệt muỗi có thể dùng lưới chống côn trùng để thay thế.

Bên cạnh đó, BS. Lê Xuân Thủy (Cục y tế dự phòng, Bộ Y Tế) cũng đưa ra khuyến cáo:

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

– Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh nói về sốt xuất huyết

Bác sĩ Trương Hữu Khanh nói về sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng rất cao, do vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu thì mỗi người hãy chủ động tìm hiểu về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.